Kỹ thuật trồng chanh ra trái cả 4 mùa trong năm

Chanh là một loại cây dễ trồng, dễ ra trái nhưng cũng cần kỹ thuật mới trồng được. Với những kỹ thuật trồng chanh này sẽ cho ra trái trong cả 4 mùa trong năm.

trồng chanh
 Trồng chanh đúng kỹ thuật cho ra trái quanh năm

Cây chanh thuộc họ cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới. Chanh có nhiều giống khác nhau như:
 + Chanh giấy: được trồng nhiều vì mỏng vỏ, nhiều nước và có vị thơm.
 + Chanh núm quả tròn.
 + Chanh Indo thơm ngon, nhập từ Indonesia, trái tròn và nhìn rất đẹp.
 + Chanh lima persa không có hạt nên rất tiện.
 + Chanh Eureka và nhiều loại chanh khác.

Cây chanh dễ ra hoa, đậu quả và thích nghi với nhiều loại đất cũng như nhiều vùng sinh thái ở nước Việt Nam ta nên kỹ thuật trồng chanh cũng khá đơn giản. Nhưng khi trồng chanh đúng kỹ thuật thì sẽ ra trái quanh năm.

Kỹ thuật trồng chanh
Life Green phân ra gồm 6 bước chính gồm: cách trồng, bón lót, bón thúc, phòng trừ bệnh, xử lý cho cây ra hoa đậu quả và xử lý cho chanh ra hoa trái vụ.

1.
Cách trồng chanh năng suất cao
 

Thời vụ và mật độ trồng rất quan trọng
Thời vụ và mật độ trồng rất quan trọng

Về thời vụ: Vụ xuân cần trồng vào tháng 2 - tháng 3 còn vụ thu trồng từ tháng 8 - tháng 10. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trồng quanh năm cũng có kết quả khá tốt.

Về mật độ: Hố trồng chanh cần rộng khoảng 60cm đến 80cm, độ sâu thì còn phụ thuộc đất, nếu đất đồi thì độ sâu khoảng 60cm đến 80cm, còn đối với đất bằng thì chỉ cần đào sâu khoảng 30 đến 40cm.

Life Green
hướng dẫn trồng chanh chỉ nên bón lót tầm 20kg đến 30kg phân hữu cơ. Khoảng cách các hố trồng vào khoảng 3x3m hoặc 3x4m là thích hợp nhất.

Chuẩn bị đất trồng như sau: Lấy đất trên mặt hoặc đất ở mương đã khô, đem băm nhỏ và trộn với hỗn hợp phân chuồng đã hoai + tro trấu + phân lân + một ít thuốc trừ sâu để trị rệp sáp và giảm khả năng bị bệnh của rễ cây, sau đó đắp thành các mô cao 5 tấc và rộng cũng khoảng 5 tấc vuông. Tiếp theo ta móc lỗ và đặt cây xuống, mặt đất bầu bằng mặt đất mô, cắm thêm que để cây mới trồng đứng thẳng hạn chế gió lay động gốc và giúp cho rễ non nhanh phát triển hơn.

Đợi đến khi đợt non chuyển sang bánh tẻ thì bạn bón một ít phân NPK để cho cây ra đợt đọt non mới đồng loạt đều đẹp hơn, có thể ta bấm tỉa những đọt quá dài để tạo tán cây tròn hơn không bị gió làm gãy. Khi đọt nhú ra khoảng 2cm có thể xịt thuốc trừ sâu, đến khi đọt non có nhiều lá lụa ta xịt thuốc trừ nấm bệnh. Tùy theo tình trạng của cây hoặc chu kỳ ra đọt non mà áp dụng phân bón sao cho hợp lý nhất.

2. Bón lót cho chanh

Bón lót cho chanh là một bước quan trọng trong
kỹ thuật trồng chanh năng suất cao. Trước khi trồng, bạn bón lót phân chuồng + phân hữu cơ đã hoai mục khoảng 20 kg/ 1 hố. Bón phía dưới hố rồi lấp ít đất và đặt cây con xuống để trồng. Trồng xong, bạn tưới nước để giữ ẩm cần thiết. Có thể tưới từ 2 - 3 ngày/lần cho những tuần đầu để cây chanh phát triển tốt nhất. Sau đó khoảng 7 đến 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại để cây chanh lên dễ hơn.

Bón lót và bón thúc cho cây cho trái sum suê
 Bón lót và bón thúc đúng quy trình cho cây cho trái sum suê

3. Bón thúc cho cây

Trong vòng 12 tháng kể từ khi trồng, bạn bón thúc khoảng 1 muỗng canh phân urê pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây chanh, trong 1 năm tưới 3 đến 4 lần như vậy. Cây chanh dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác và cần
trồng chanh đúng kỹ thuật để cây chanh ra trái suốt quanh năm.

Trong quá trình chăm sóc, bạn nên bổ sung thêm phân lân + kali + các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo như đã khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loãng với tỉ lệ 1 : 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là khoảng 100 – 500g phân urê/ 1cây/ 1năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất.

4. Phòng trừ bệnh

Khi phòng trừ sâu bệnh cũng tương tự như chăm sóc, tỉa cành cho cây. Bạn nên cắt bỏ các cành rậm rạp, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vượt để tạo độ thông thoáng và giúp cây có năng suất tốt nhất. Cách trồng chanh nào cũng cần phòng trừ bệnh gây hại, đặc biệt là một số bệnh sau:

 - Sâu chích hút (như bọ rầy, xít, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%. Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun cho cây.

 - Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột khoảng từ 20 - 25kg/ 1ha hoặc Zineb 0,3-0,5%.

 - Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%.

 - Sâu đục thân, cành:
Bắt giết xén tóc, bẻ cành chớm héo, lấy giây mây bắt sâu non lại.

 - Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%.

 - Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột khoảng từ 20-30kg trộn với 7- 10kg vôi bột để phun cho 1ha đất.

5. Xử lý cho cây chanh ra hoa, đậu quả

Chanh ra quả đều và nhiều
 Chanh ra quả đều và nhiều khi trồng đúng kỹ thuật

Bước xử lý cho cây ra hoa, đậu quả rất quan trọng trong 6 bước kỹ thuật trồng cây chanh ra trái cả 4 mùa. Trong giai đoạn cho cây chanh ra hoa đậu quả, bạn cần dừng việc bón phân lại, hạn chế tưới nước (chỉ duy trì mức độ ẩm cần thiết để cây không bị khô héo) nhằm hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 - 4 tuần.

Hái bỏ hết các quả nhỏ trên cây, cắt bỏ bớt các chồi vượt, các cành già, cành tăm, cành nhỏ mọc trong tán làm cho cây thông thoáng, tạo điều kiện cho các cành hè, cành thu sớm thuần thục. Lúc này bạn dùng cào sắt có răng xới nhẹ xung quanh gốc nhằm làm đứt bớt một ít rễ giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa và ra hoa vào đầu năm tới.

Đầu tháng 12, ta ngừng hẳn tưới nước để tạo khô hạn cho cây khoảng 1 tháng, tiếp theo ta bón phân trở lại và tưới đẫm nước trong 2 - 3 ngày liên tục giúp cây sẽ ra hoa đồng loạt. Nếu gặp trời mưa, dùng nilon phủ kín quanh gốc chanh nhằm không cho nước mưa thấm vào vùng đất quanh cây.

Trong thời gian cây đậu quả bằng đầu ngón tay, ta bón thêm phân NPK 16-16-8 khoảng 0,5 kg/cây để nuôi cho quả lớn. Các năm sau thì tăng lượng phân lên tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch. Vì thời tiết, ở các tỉnh phía Nam, các công đoạn xử lý trên đây cần làm sớm hơn ở miền Bắc 1 tháng.

6. Bước cuối xử lý cho chanh ra hoa trái vụ

Để chanh ra 2 vụ/năm và ra quả trái vụ, bạn cần tác động một số biện pháp sau: Khi chanh chính vụ đang nở hoa rộ, muốn làm chanh trái vụ cần cuốc sâu 20-30cm xung quanh tán cây. Lưu ý: ngừng tưới nước, chỉ tưới phân, hái bớt quả bằng tay hoặc phun Ethrel làm rụng bớt 50% trái chính vụ, sau đó lấp đất lại.

Sau 7-10 ngày cây chanh sẽ trút khoảng 40 - 50% lá non, lộc non và lá bánh tẻ. Lúc này ta cuốc rãnh sâu khoảng 10cm xung quanh tán, bón mỗi gốc 1 - 2kg kali clorua (tùy tuổi cây), để đất khô trong vòng 1 tháng, sau đó ta tưới ẩm và chăm sóc cây bình thường. Trong khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục nẩy lộc, ra hoa, ra quả vào tháng 6 - tháng 7, và cho thu quả vào tháng 12 - tháng 2.

Với những
kỹ thuật trồng chanh ra trái suốt trong năm Life Green chia sẻ trên đây, chúc bà con thành công khi trồng chanh!

Xem ngay:
  >> Tinh dầu chanh Life Green nguyên chất
  >> 
Tinh dầu chanh trị mụn nhanh chóng và chăm sóc da mặt

Top 8 shop bán nhang nụ trầm hương uy tín, được tin dùng nhất 2023
Top 8 shop bán nhang nụ trầm hương uy tín, được tin dùng nhất 2023 là gì? Cùng Vegan - Trầm hương thuần chay tìm câu trả lời nhé các bạn!